Mấy năm gần đây trong nước nhiều thanh niên khởi nghiệp lập doanh nghiệp kể cả các chủ cơ sở kinh doanh ở Đồng Nai, Bình Dương …“đang bùng nổ” việc thành lập doanh nghiệp, trong đó không ít doanh nghiệp đi lên từ nông hộ, cơ sở sản xuất. Mục đích đi lên doanh nghiệp chỉ đơn giản là giải quyết việc có được hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT) để bán hàng cho các khách hàng có yêu cầu.
Chủ của một trang trại chăn nuôi khá lớn vừa lên doanh nghiệp cho biết, vì các siêu thị yêu cầu ông phải xuất hóa đơn giá trị gia tă ng cho họ nên ông quyết định thành lập doanh nghiệp. Mấy chục năm ông chỉ quanh quẩn bên chuồng trại đến nay bỗng dưng hóa thành giám đốc một công ty, mọi sự chuẩn bị kiến thức của một chủ doanh nghiệp hầu như không có. Thực tế ra chỉ có “chiếc áo” doanh nghiệp, còn bên trong mọi quản lý hoạt động thì vẫn là kiểu quản lý gia đình ngẫu hứng và rất tự nhiên chủ nghĩa. Đơn cử ngay việc đặt tên cho doanh nghiệp của mình thì ông khăng khăng chọn một cái tên rất ngô nghê mặc dù được người tư vấn góp ý sửa lại nhưng ông kiên quyết không chịu. Kết quả là khi xin giấy phép thành lập doanh nghiệp cán bộ duyệt hồ sơ cũng khó xử với kiểu tên doanh nghiệp nửa nạc nửa mỡ này.
Khi có điều kiện làm ăn để phát triển việc thành lập doanh nghiệp là đúng, tuy nhiên người chủ doanh nghiệp đó phải trang bị cho mình một kiến thức cơ bản về quản lý doanh nghiệp thì khi đi vào hoạt động ông giám đốc đó mới biết là mình cần phải làm những gì. Đơn cử như sản xuất sản phẩm thì điểm hòa vốn ở đâu? Đầu tư cho một dự án bao lâu sẽ thu hồi vốn? Những rủi ro là gì? Chiến lược phát triển doanh nghiệp ra sao? Xây dựng hình ảnh doanh nghiệp như thế nào? Phát triển thương hiệu sản phẩm và thương hiệu doanh nghiệp cái nào được coi trọng trước vv… Ở đây gần như các chủ doanh nghiệp đi lên từ gia đình không mấy quan tâm vấn đề này. Chính vì vây, các doanh nghiệp kiểu vậy thường “đoản mệnh”, trong khi đó ở những nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan khi thành lập dù là doanh nghiệp nhỏ họ cũng tính đến phát triển lâu dài, có những doanh nghiệp từ Nhật Bản sang Việt nam đầu tư họ chỉ là những doanh nghiệp nhỏ nhưng thời gian hoạt động có bề dày cả trăm năm.
Chủ của một doanh nghiệp đến nay đã có tiếng ở Đồng Nai từng chia sẻ, do anh có khiếu về kinh doanh lại có ít vốn nên anh thành lập một doanh nghiệp để làm ăn. Bước vào làm giám đốc anh thấy khá thú vị, sau 3 năm tìm tòi nghiên cứu anh phát hiện được nhiều “bí quyết” làm ăn. Để hỗ trợ mình trong công việc được tốt hơn anh thuê cho mình một trợ lý được học hành bài bản tốt nghiệp trường đại học Kinh tế. Khi anh khoe những “bí kíp” của mình giày công nghiên cứu thì bị trợ lý của anh phán ngay một câu: “những nghiên cứu vất vả của giám đốc, chúng em được học ngay ở năm đầu đại học, vấn đề này được người ta nghiên cứu viết thành sách quản lý doanh nghiệp từ lâu lắm rồi”.
Anh mới hiểu giám đốc là nghề phải luôn có nhận thức mới về môi trường kinh doanh, về thị trường để tìm ra xu hướng thị trường hay tổ chức hiệu quả những giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Giám đốc còn điều hành các hoạt động quản trị… tổ chức doanh nghiệp để cạnh tranh bằng doanh nghiệp chứ không hẳn cạnh tranh bằng sản phẩm gía cả…, kinh doanh bằng giá trị doanh nghiệp.. Như một gáo nước lạnh làm anh bừng tỉnh, và sau đó anh quyết định chia tay với ghế giám đốc, chức vụ này anh đi thuê người có năng lực hơn về làm. Lúc này anh chỉ là người đứng đằng sau bỏ vốn làm nhà đầu tư.
cám ơn công ty đã có những chia sẻ rất bổ ích và cần thiết cho những doang nghiệp mới thành lập